Già hóa dân số không là vấn đề riêng của Indonesia. Các quốc gia ở ASEAN đều đã ở giai đoạn cuối, hoặc đã qua thời kỳ tỷ lệ dân số vàng. Ngoại trừ Singapore hay Malaysia, hệ thống y tế của các nước ASEAN được đánh giá là không bền vững và sẽ hụt hơi trước những thách thức tương lai.
Trong bối cảnh công nghệ đang thay đổi thế giới từng ngày, những tiến bộ về công nghệ y học trong tương lai được kỳ vọng sẽ giúp chăm sóc sức khỏe con người tốt hơn. Chính vì thế, y tế kết nối là một trong những giải pháp được nhiều chuyên gia đề cập.
Với giải pháp này, trong tương lai, các bác sĩ sẽ không nhất thiết phải là con người mà chính là từ những bộ máy trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu y tế thu thập được từ mỗi người để từ đó đưa ra những chẩn đoán và giải pháp điều trị kịp thời cho người bệnh.
Với hệ thống y tế kết nối, các bác sĩ, bệnh viện liên quan cũng sẽ nhận được thông tin cảnh báo để kịp thời theo dõi điều trị.
Để triển khai giải pháp y tế kết nối, mỗi quốc gia trong ASEAN cần khoảng từ 20-30 năm, riêng Singapore có thể chỉ mất 10 năm với chiến lược quốc gia thông minh hiện nay. Điều quan trọng là phải đảm bảo tính kết nối giữa các bác sĩ và các dữ liệu y tế của mỗi người dân.
Cùng với đó, yếu tố bảo mật cũng cần được chú trọng để các thông tin y tế không bị khai thác chia sẻ bất hợp pháp, tránh nguy cơ bị can thiệp, thay đổi dữ liệu dẫn đến những chẩn đoán điều trị sai.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!
Đăng nhận xét