- Theo GS nhi khoa Miriam Stoppard, trong Cẩm nang chăm sóc và điều trị bệnh trẻ em, chứng sổ mũi kèm theo một bệnh nhẹ là không nghiêm trọng, tuy nhiên, sổ mũi kinh niên cần được điều trị.

Sổ mũi là một tình trạng thặng dư chất nhầy nhớt ở mũi và họng. Chứng này có thể là hậu quả của một bệnh cảm thường, cũng có thể xuất hiện cùng lúc với với thời kỳ xâm nhập của một chứng bệnh nhiễm trùng như sởi chẳng hạn, hoặc đó là triệu chứng của bệnh cúm. 

Trị chứng sổ mũi mùa lạnh cho trẻ
Ảnh minh họa

Với chứng sổ mũi, chất nhầy nhớt trong và lỏng chảy ra ở mũi, nó có thể trở nên đặc và vàng trước khi khỏi hẳn. Một trong những dạng nghiêm trọng nhất của chứng sổ mũi cấp xảy ra ở những người bị sổ mũi mùa là khi phản ứng chảy nước mũi đi kèm với nước mắt và hắt hơi.

Sổ mũi kinh niên có thể bắt nguồn từ bệnh viêm xoang. Chất nhầy nhớt từ các xoang bị nhiễm trùng chảy xuống phía sau cuống họng, khiến cho đứa trẻ ho, đặc biệt là khi nằm xuống. Việc thở trở nên khó khăn và nếu có nhiều nhầy nhớt bị nuốt vào, cảm giác khó chịu này có thể dẫn tới ói mửa. Thỉnh thoảng có thể có sổ mũi kèm theo viêm tai giữa, V.A sùi vòm họng hay poolip mũi.

Bệnh có nghiêm trọng không?

Bệnh sổ mũi mùa giống như suyễn, chỉ khác phản ứng dị ứng xảy ra trên niêm mạc mũi và mí mắt chứ không phải trong ngực. 

Bệnh này cũng cũng có tên là viêm mũi dị ứng và nó làm cho hắt hơi, sổ mũi và ngứa, chảy nước mắt. Bệnh phát ra vào mùa xuân và mùa hè, thường do phản ứng với phấn hoa của cỏ và cây cối. 

Đa số những người mắc bệnh sổ mũi mùa nhạy cảm với các loại phấn hoa và nếu không được cách ly với phòng có điều hòa thì khó mà tránh khỏi các triệu chứng này. Trẻ bị mắc bệnh sổ mũi mùa có thể sẽ phải thở bằng miệng vì chúng nghẹt mũi quá. 

Bệnh sổ mũi mùa có khuynh hướng không xảy tới trước tuổi lên năm, tuy nhiên, nó có thể bắt đầu và kết thúc bất cứ lúc nào, bệnh này có khuynh hướng theo tiền sử dòng họ. Một số trẻ em dị ứng với súc vật và bụi nhà cũng như với phấn hoa bị sổ mũi quanh năm. Bệnh này gọi là viêm mũi dị ứng chu niên.

Triệu chứng: Nghẹt mũi; chảy nước mũi trong; ho nhất là về đêm khó cho các em bé bú và ói mửa nếu chất nhầy nhớt bị cuốn vào nếu là sổ mũi mùa thì có thể mắt ngứa, chảy nước mắt và viền đỏ.

Việc cần làm:

Khuyến khích trẻ hỉ mũi thường xuyên và cho xông đều đặn khói tinh dầu bạc hà.

Nếu trẻ bị khó thở, hãy thoa lên ngực tinh dầu bạc hà hoặc nhỏ vài giọt dầu bạc hà lên quần áo hoặc gối khi ngủ, ban đêm, hãy khuyến khích trẻ hít vào các khói xông bốc lên từ tô nước nóng bốc lên từ tô nước nóng có hòa tan các tinh thể bạc hà. 

Hãy đặt cái tô lên một mặt bằng an toàn và trùm kín cả cái tô lẫn đầu trẻ bằng cái khăn để tinh dầu bạc hà có được tác dụng tối đa.

Nếu trẻ ho vào ban đêm, hãy chêm gối cho trẻ nằm cao lên, để chất nhầy nhớt không chảy vào họng trẻ.

Nếu trẻ bị hắt hơi nhiều vì bị sổ mũi mùa, hãy cặp nhiệt kế cho bé để chắc chắn là bé không mắc bệnh nhiễm trùng như cúm hay cảm thường. Hãy khuyên bé hay giữ bé không dụi mắt, vì như thế sẽ làm mắt đau hơn, hãy nhỏ nước mắt nhân tạo để làm dịu cơn ngứa cho bé.

Những việc nên tránh:

Hãy coi chừng lượng bụi phấn hoa mỗi ngày, nếu lượng phấn cao, hãy khuyên trẻ đừng chơi gần bãi cỏ mới cắt chẳng hạn. Tránh dùng lông gà, lông vịt để nhồi gối, nệm giường cho con bạn và lông tơ lót quần áo. Giữ gìn nhà cửa ít bụi bặm chừng nào tốt chừng ấy nếu trẻ bị dị ứng với mũi.

Và đừng bao giờ sử dụng thuốc nhỏ mũi mà không có ý kiến của bác sĩ. Không làm thông mũi con bạn với một que quấn bông gòn; làm như vậy sẽ đẩy nhớt vào sâu bên trong. Không nên sử dụng các loại thuốc làm thông mũi, việc này có thể khiến mũi sản xuất thêm nhầy nhớt, thuốc sẽ làm ráo nhầy nhớt nên cơ thể phải sản xuất thêm nhầy nhớt để bù trừ.

Cuối cùng, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ gặp khó khăn khi bú. Hãy đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ nếu bạn nghĩ là chứng sổ mũi có thể bắt nguồn từ một phản ứng dị ứng.

Ngọc Mai

Nhãn:

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.